Cây mít- đặc sản miền Nam

Cây mít- đặc sản miền Nam- nguồn: Trung tâm nghiên cứu khoa học và nông vận


Cây mít


Mít có rất nhiều giống. Mã trái và phẩm chất khác biệt nhau rất xa. Kích thước chênh lệch, có giống trái chỉ 300g - 400g, có giống trái nặng vài chục ký. Cây mít nghệ là loại trái cây có phẩm chất ngon được nhiều người ưa chuộng. Đây là giống mít thích hợp để ăn tươi và làm nguyên liệu cho công nghệ sấy chân không. Mít Nghệ là giống cây ăn trái nhiệt đới lâu năm, được tuyển chọn. Đặc tính năng suất cao, chất lượng ngon: Trái to, dáng đẹp, cơm vàng và dẻ thịt, hạt bé, thơm và ngọt. Cây giống cung cấp cho phong trào cải tạo vườn tạp, lập vườn mới, phát triển trang trại, hay thay thế cây rừng để phát triển vườn rừng.

1. Nguồn gốc:

Thêm chú thích
--------------------------------------------------------------------------------
Mít (tiếng Malay: nangka; tiếng Tagalog: langka; tiếng Bồ Đào Nha: katahar; tiếng Bhojpuri: Jaca) là loài thực vật và quả của nó, mọc phổ biến ở Đông Nam Á và Brasil. Nó là cây thuộc họ Dâu tằm Moraceae, và được cho là có nguồn gốc ở Ấn Độ và Bangladesh. Quả mít là loại quả quốc gia của Bangladesh. Tên gọi khoa học khác của nó là Artocarpus integrifolia.
2. Những đặc tính chủ yếu:
--------------------------------------------------------------------------------
Cây mít thuộc loại cây gỗ nhỡ cao từ 8 đến 15 m. Cây mít ra quả sau ba năm tuổi và quả của nó là loại quả phức, ăn được lớn nhất có giá trị thương mại, hình bầu dục kích thước (30-60) cm x (20-30) cm. Mít ra quả vào khoảng giữa mùa xuân và chín vào giữa và cuối mùa hè (tháng 7-8). Nó là một loại quả ngọt, có thể mua được ở Mỹ và châu Âu trong các cửa hàng bán các sản phẩm ngoại quốc. Sản phẩm được bán trong dạng đóng hộp với xi rô đường hay có thể mua ở dạng quả tươi ở các chợ châu Á. Các lát mỏng và ngọt cũng được sản xuất từ nó. Mít cũng được sử dụng trong ẩm thực của khu vực Đông Nam Á, trong các món ăn của người Việt Nam và Indonesia.
Gỗ của cây mít thuộc gỗ nhóm IV, đôi khi được sử dụng để sản xuất các dụng cụ âm nhạc như các loại mộc cầm, là một phần của gamelan ở Indonesia (một thể loại dàn nhạc bao gồm chiêng, cồng, trống, các loại nhạc cụ bằng các thanh kim loại hay gỗ).
3. Các giống và vùng trồng:
--------------------------------------------------------------------------------
Cây mít được trồng phổ biến ở các vùng nông thôn. Mít có nhiều loại như mít mật, mít dai, mít tố nữ (đặc sản của miền Nam) v.v, ngoài giá trị dinh dưỡng trong ẩm thực như nói trên, nhiều bộ phận của cây mít còn là vị thuốc.
Lá mít có địa vị đặc biệt dùng để lót oản cúng Phật. Gỗ mít cũng là loại gỗ được chuộng để tạc tượng thờ trong các đền chùa vì thớ gỗ mịn, dễ khắc nhưng nặng và chắc.
Tục ngữ Việt Nam có câu: "Nhà ngói cây mít" để tả cảnh nhà nông sung-túc.
4. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế:
--------------------------------------------------------------------------------
Mít là cây ăn quả được trồng phổ biến trên khắp nước ta. Là cây che phủ đất chống sói mòn, gỗ mít sử dụng nhiều trong gia đình. Do mít có bộ rễ khỏe nên là loại cây chịu hạn ở vùng đồi.
Quả mít non để làm rau, quả mít chín để ăn tươi, sấy khô để dành, làm rượu mùi, kẹo mứt.
Hạt mít có nhiều bột có thể làm lương thực, nấu rượu.
Trong 100 g phần ăn được (múi mít) cho 50 kcal, 0,6 g protein,11,4 g gluxit, 59 μg vitamin A, 5 mg vitamin C.
5. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh:
--------------------------------------------------------------------------------
Thời vụ trồng tốt nhất là vụ xuân và vụ thu.
Cây con khi đánh đem trồng không được đứt rễ cái, trồng nông lấp đất trên cổ rễ 1 cm. Dùng kéo cắt 1/3 số lá ở phía dưới để giảm thoát hơi nước.
Trong 3 -4 năm đầu khi mít còn nhỏ có thể trồng xen các loại đậu, vừng, lạc cách xa gốc 1 m.
6. Nhân giống:
--------------------------------------------------------------------------------
Mít được nhân giống bằng hạt hoặc chiết ghép hoặc nuôi cấy mô.
Nhân giống mít bằng hạt: Nhược điểm của phương pháp này là: có nhiều biến dị, không giữ nguyên phẩm chất cây mẹ, lâu có quả (trung bình 4 - 8 năm), gieo hạt cây có rễ cọc, bứng trồng dễ chết.
Tạo cây con bằng phương pháp chiết ghép:
Chiết rễ: lấy rễ có đường kính khoảng 2 -3 cm ở cây giống, cắt thành từng đoạn dài 20 - 25 cm. Sau đó đem giâm ngay, cắm nghiêng rễ, chừa một đoạn rễ trên mặt đất (3-5 cm). Sau đó, phủ một lớp cát, chú ý tưới nước giữ ẩm cho đến khi cây cao 10 cm.
Chiết cành: Là phương pháp nhân giống mít được áp dụng rộng rãi. Chiết cành như những loại cây ăn trái khác. Chiết cành phải là cành tương đối già (2 -3 năm tuổi), nên chọn những cây mẹ định làm giống. Đường kính chỗ chiết lớn hơn 1 cm, tốt nhất 2 -3 cm. Khi bóc vỏ phải bóc cả vòng hình ống với chiều dài 4 -7 cm. Để khô 1 - 2 ngày rồi lấy đất bọc lại (đất bọc gồm 2 phần cát và 1 phần bùn). Ngoài cùng bọc bao nilon, rồi buộc chặt. Thường xuyên tưới nước để giữ độ ẩm. Có thể sử dụng một số hoạt chất để kích thích sinh trưởng nhằm tạo nhanh chồi và rễ.
Ghép cây: Cây mít ghép sẽ cho trái sớm hơn, chống chịu sâu bệnh cao hơn, giữ phẩm chất cây mẹ. Tuy nhiên, tỉ lệ thành công rất thấp, chỉ đạt 20 - 40% (có thể do vết cắt chảy nhiều nhựa). Có hai cách ghép:
Ghép mắt: mở cửa sổ, bóc bỏ mảnh gỗ dính với mắt. Nên lấy mắt ở cành già, ít nhất trên 12 tháng tuổi.
Ghép áp: đây là phương pháp tốt nhất:
Tạo gốc ghép: có thể dùng hạt mít mật, mít dừa, mít ướt hoặc những cây có họ hàng với mít. Nên gieo hạt trong bầu được chuẩn bị sẵn. Dau khi gieo 2 tháng đem ra ghép.
Chọn cành và ghép cây: trên cây giống (cây mẹ) chọn cành cùng cỡ và cùng lứa tuổi (2 -6 tháng), dùng đọan cành ở ngọn, cành mọc đứng xiên ở ngoài tán. Gốc ghép trồng trong chậu tre, kê sát cành ghép và cành ghép rồi buộc lại với nhau. Sau khi ghép 2 tháng mở dây, cắt bỏ phần ngọn của gốc ghép và cắt rời phần ngọn của gốc cây mẹ. Chăm sóc cây con trong bóng râm mát, tưới nước cho đến khi cây con phát triển đầy đủ.
7. Cách trồng:
--------------------------------------------------------------------------------
Đào hố rộng 80 cm, sâu 60 cm; bón lót bằng phân chuồng hoai mục, bùn ao, rác mục, trộn với 100 – 200 g supe lân. Đất chua có thể cho thêm 1 – 2 kg vôi bột.
Khoảng cách cây là 8 x 8 m, bình quân 140 -150 cây/ha.
Thời vụ trồng tốt nhất là vụ xuân và vụ thu.
Cây con khi đánh đem trồng không được đứt rễ cái, trồng nông lấp đất trên cổ rễ 1 cm. Dùng kéo cắt 1/3 số lá ở phía dưới để giảm thoát hơi nước.
Trong 3 -4 năm đầu khi mít còn nhỏ có thể trồng xen các loại đậu, vừng, lạc cách xa gốc 1 m.
8. Chăm sóc:
--------------------------------------------------------------------------------
Thường xuyên làm cỏ, xới xáo xung quanh gốc, dùng bổi, rác phủ quanh gốc để giữ ẩm, không vun đất quá cao vào gốc.
Tỉa bớt cành ngang để cây lên thẳng. Hàng năm, sau khi thu quả cần tỉa bớt cành tăm, cành bị giập gãy, cành bị sâu bệnh; dùng bùn ao, rác mục, phân chuồng và phân hóa học bón bổ sung cho cây.
Thời vụ thu hoạch: Miền bắc tháng 7 -8; Miền nam giữa tháng 4 đến hết tháng 8
9. Phòng trừ sâu bệnh:
--------------------------------------------------------------------------------
- Sâu đục trái mít: có 5 loại sâu đục trái mít, xuất hiện phổ biến và gây hại đáng kể là 2 loài Glyphodes caesalis và Conogethes punstiferalis.
- Sâu đục thân, cành: có 2 loại sâu đục thân, cành mít được phát hiện chưa xác định được tên. Một loài thuộc họ xen tóc (bộ Coleoptera) và một loài thuộc bộ Lepidoptera.
- Sâu bệnh khác: Ngoài các đối tượng dịch hại trên, cần chú ý một số sâu bệnh khác cũng có nhiều khả năng gây thành dịch và trở thành đối tượng hại chính trong tương lai là rệp sáp (Pseudococcus spp.) bệnh thối trái và chảy mủ thân. Ở Ấn Độ, Malaysia bệnh thối trái do Rhizopus ssp. và bệnh chảy mủ thân do Phytopthora ssp. và Diplodia ssp. gây nên. Trên những cây trồng khác các biện pháp phòng trừ có hiệu quả đối với rệp sáp là dùng D-Tron plus, đối với bệnh nấm Phytopthora ssp. là dùng các hóa chất dạng Phosphonatc (như Aliette, Alppine, Agri Fos...) tiêm trong và Metalaxyl + mancozeb quét ngoài.
Xử lý ra trái đồng loạt:
10. Thu họach và bảo quản:
--------------------------------------------------------------------------------
* Thu hoạch:
- Thu hoạch khi gai mít nở, lá yếm chuyển sang màu vàng
- Thu hoạch từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Hái nhẹ nhàng.
- Khi hái không quăng ném. Giữ không làm gãy gai mít hay làm sứt cuống mít.
- Sau khi hái, đặt mít nằm ngang, cuống trái quay xuống thấp cho mủ chảy ra. Không để mít chồng lên nhau.
* Tỉa bỏ, phân loại
- Cắt bỏ các lá còn lại trên cuống.
- Loại bỏ những quả bị sâu bệnh, xấu mã
- Phân loại tuỳ theo trọng lượng
* Đóng gói:
- Xếp mít thành từng lớp vào cần xé hoặc sọt có lót lá hoặc rơm dưới đáy hoặc xung quanh thành cần xé.
- Khi xếp quay cuống trái lên phía trên
* Vận chuyển:
- Dùng giấy hoặc lá có khổ lớn bọc xung quanh từng trái để tránh xây sát khi vận chuyển.
- Tránh va lắc khi vận chuyển. Không dùng sọt quá lớn hay quá nhỏ.
- Bảo đảm mít được thông thoáng, không bị nóng khi vận chuyển.
* Bảo quản:
- Để nơi khô ráo và thoáng mát.
- Tránh để mít bị mưa, nắng.
* Cách giấm (dú) chín:
- Dùng lá chuối khô hoặc giấy hay rơm lót bên dưới và xung quanh chum hoặc sọt.
- Gói đất đèn trong giấy để dưới đáy chum hoặc sọt, sau đó xếp mít lên trên. Dùng bao tải hoặc giấy đậy kín chum hoặc sọt lại. Thời gian giấm khoảng 48 giờ.

Share:

0 nhận xét